Thứ Ba, Tháng 4 29, 2025
HomeĐất Nam ĐịnhPhố Cổ Thành NamTÊN GỌI NAM ĐỊNH CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

TÊN GỌI NAM ĐỊNH CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi tên gọi Nam Định ra đời, vùng đất này đã được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Vào thời Lý, Nam Định thuộc lộ Hải Thanh và lộ Hoàng Giang. Đến thời Trần, phần lớn đất Nam Định được gọi là phủ Thiên Trường

Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 13 xứ, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam (gồm các tỉnh phía Nam đồng bằng Sông Hồng ngày nay). Năm 1741, vua Lê Cảnh Hưng tách xứ Sơn Nam thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ, thì Nam Định thuộc Sơn Nam Hạ.

Năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Kể từ thời điểm này, địa danh Nam Định chính thức xuất hiện trong sử sách Việt Nam.

Trong tên gọi Nam Định, chữ “Nam” có nghĩa là trung tâm phía Nam, còn chữ “Định” nghĩa là bình định, làm cho yên ổn, là chữ nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất với mong muốn đất nước luôn ổn định.

Với ý nghĩa đó, cùng với vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, xuyên suốt các thời kỳ thì thành phố Nam Định vẫn luôn là nơi đặt Trung tâm hành chính. Đến thời Pháp thuộc năm 1921 thì thành phố Nam Định được thành lập, khi đó là một trong các thành phố thành lập sớm nhất và là một trong 3 thành phố lớn nhất miền Bắc với 40 phố cổ, ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Đến thời kháng chiến và sau này là độc lập thống nhất đất nước trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính cấp tỉnh như tỉnh Nam Hà (Nam Định-Hà Nam), Hà Nam Ninh (Nam Định-Hà Nam-Ninh Bình) thì thành phố Nam Định vẫn luôn là Trung tâm hành chính cấp tỉnh. Hiện nay trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thì thành phố Nam Định được quy hoạch là Trung tâm tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng (gồm các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình).

Ảnh: Long Vũ

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments